Đầu tiên, ƯV tỏ ra không biết về công ty hoặc sản phẩm. ƯV chắc chắn sẽ bị coi là lãng phí thời gian của NTD nếu trong quá trình phỏng vấn không thể hiện được những hiểu biết của mình về công ty hoặc sản phẩm của nơi mình muốn đầu quân. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ƯV không có bất kỳ đam mê hay hứng thú nào với công ty và đây là một trong những điều khó chịu nhất của bất kỳ NTD nào.

Nguyên nhân tiếp theo khiến nhiều ƯV bị từ chối là không tuân thủ các hướng dẫn cơ bản. Nếu thông tin đăng tuyển đã nói rõ rằng "Gửi CV, thư xin việc qua e-mail và không liên lạc qua điện thoại" thì hãy tưởng tượng họ sẽ khó chịu như thế nào nếu ƯV không đính kèm thư xin việc hoặc liên tục gọi điện để được gặp. Hãy thực hiện theo các hướng dẫn, bởi điều này thể hiện việc ƯV đã đọc kỹ thông tin tuyển dụng.

Bên cạnh đó, NTD cũng cảm thấy khó chịu khi các ƯV nộp hồ sơ vào các vị trí mà họ không có đủ điều kiện cần thiết. ƯV có thể có được công việc nếu thiếu một yếu tố nhưng nếu bạn không đáp ứng hầu hết các yêu cầu mà NTD mong muốn thì tốt nhất là đừng ứng tuyển.

Điều cấm kỵ tiếp theo là viết sai tên công ty trong hồ sơ ứng tuyển. Nếu ƯV đang gửi hồ sơ xin việc của mình đến nhiều nơi, ƯV có thể vô tình sao chép nhầm và viết sai tên công ty. Chắc chắn điều này sẽ khiến CV của ƯV nhanh chóng bị bỏ qua mà không cần xét đến khả năng cũng như kinh nghiệm của ƯV.

Cách tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ứng viên phải biết cách tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

 

NTD sẽ đánh giá cao những chi tiết nhỏ giúp quá trình tuyển nhân viên mới của họ trở nên dễ dàng hơn. Nếu ƯV đề cập các bài viết của mình trên các trang web hoặc hồ sơ trên các mạng xã hội của ƯV, hãy giúp NTD dễ dàng xem được chúng. Họ muốn biết thêm thông tin về bạn và những gì bạn có thể làm nhưng họ sẽ không dành thời gian để tìm hiểu thêm nếu bạn không liệt kê rõ địa chỉ trong hồ sơ.

ƯV không nên hỏi những câu hỏi liên quan trong buổi phỏng vấn. Không hỏi bất kỳ câu hỏi nào là một điều không tốt cho ƯV khi phỏng vấn, nhưng nếu ƯV đưa ra câu hỏi mơ hồ, chung chung cũng mang lại kết quả tệ không kém.

Điều này cho thấy ƯV chưa dành thời gian để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn và công việc này dường như không quan trọng đối với họ. Các câu hỏi chung chung thể hiện rằng ƯV không nhiệt tình với công việc mà ƯV chỉ muốn có một việc làm giống với mọi người. Điều này gây khó chịu cho các NTD - những người đang tìm kiếm các ƯV có sự chuẩn bị tốt và hào hứng với vai trò mà họ ứng tuyển.

Không thể hiện sự quan tâm sau phỏng vấn cũng là điều khiến nhà tuyển dụng từ chối ƯV. Ít nhất, bạn nên gửi lời cảm ơn NTD vì đã dành thời gian đọc hồ sơ và cho bạn có cơ hội được thể hiện bản thân mình.

Cuối cùng, đừng quá tập trung nhiều vào các phúc lợi. Tìm hiểu về các phúc lợi là điều hoàn toàn cần thiết trong quá trình ứng tuyển bởi vì ƯV đang tìm kiếm điều gì đó tốt hơn. Tuy nhiên, việc chỉ tập trung hỏi về những điều bạn sẽ được hưởng là một hành động phản cảm.

Không NTD nào đánh giá cao ƯV chăm chăm nghĩ về lợi ích của bản thân mà không cho thấy họ sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Do đó, nếu bước vào cuộc phỏng vấn và đưa ra các câu hỏi về phúc lợi, chắc chắn ƯV đó sẽ không giành được một điểm sáng nào.

Thay vì vậy, hãy tập trung vào việc trả lời phỏng vấn trước và bày tỏ các thắc mắc về phúc lợi khi đã nhận được thư mời nhận việc. ƯV cũng sẽ có ưu thế trong việc thương lượng khi biết rằng NTD đã ưng ý về bạn.

Hãy nhớ rằng NTD cũng giống như những người khác, họ bận rộn và họ sẽ không lãng phí thời gian cho những người làm phiền họ. Do đó, hãy làm mọi thứ bạn có thể để giúp cho công việc của họ dễ dàng hơn và bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được cuộc phỏng vấn thứ 2 hoặc các tin tức tốt nhất từ họ.

 
Theo Nam Giang

Người lao động